TIN TỨC >> Tin tức và Sự kiện
Thị trường Đức: nhiều cơ hội cho may mặc Việt Nam

Theo một số doanh nghiệp có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu hàng may mặc, Đức là mảnh đất tiềm năng nhất trong Liên minh châu Âu (EU).

Vì nó có tỷ trọng nhập khẩu hàng dệt may, da giày lớn nhất khu vực nhưng lại không đòi hỏi cao về mẫu mã, kiểu cách.

Ông Nguyễn Thanh Lâm (Việt kiều ở Đức), Chủ tịch Công ty Viet Euro cho biết, Đức luôn là quốc gia có doanh số nhập khẩu hàng may mặc lớn nhất EU, đạt khoảng 27,8 tỷ euro năm ngoái. Tuy con số này đem so mức nhập khẩu hàng may mặc của thị trường Mỹ thì vẫn còn rất thấp nhưng hiện Đức đã bãi bỏ hạn ngạch dệt may. Ông Lâm cho rằng, hiện nay hàng hóa Trung Quốc chiếm thị phần cao nhất trên thị trường này. Nhưng chắc chắn trong thời gian tới đây, Đức cũng như Mỹ sẽ có hàng rào tự vệ cho mình đó lá áp dụng luật chống bán phá giá đối với mặt hàng dệt may của Trung Quốc.

Sau khi EU bãi bỏ hạn ngạch nhập khẩu đối với mặt hàng dệt may, một số nước đã ồ ạt đưa hàng vào thị trường Đức, trong đó có cả Trung Quốc. Một phần, hàng Trung Quốc tuy có mẫu mã đa dạng nhưng chất lượng thành phẩm vẫn chưa làm hài lòng người tiêu dùng nơi đây. Mặt khác, người Đức không muốn lệ thuộc hoàn toàn vào hàng của Trung Quốc, do đó đã chuyển xu hướng thích sử dụng hàng hóa của các quốc gia khác. Vì thế, đây sẽ là cơ hội mới cho doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam để thâm nhập sâu hơn.

Một thuận lợi khác là mức tiêu thụ hàng may mặc của người dân Đức rất lớn. Trung bình mỗi tháng một gia đình tiêu hết 23 euro cho quần áo nam, 44 euro cho quần áo nữ, 8 euro dành để mua quần áo trẻ em và khoảng 12 euro sử dụng cho các mặt hàng dệt may khác. "Ngoài những mặt hàng truyền thống thì chủng loại rèm cửa cũng được người Đức chú trọng nhiều. Trong khi đó ở Việt Nam vẫn còn bỏ ngỏ phân khúc này, vì hiện chỉ có hai đơn vị sản xuất mặt hàng này", ông Lâm nhấn mạnh. Đặc biệt, người dân Đức chỉ chú trọng đến chất lượng thành phẩm và sự kỳ công của nhà sản xuất được thể hiện qua mũi kim đường chỉ. Còn kiểu cách, mẫu mã đối với họ không quá khắt khe. Trong khi đó, Việt Nam lại có nhiều lợi thế về điều này nên chắc khi xuất khẩu hàng dệt may vào Đức sẽ hút khách.

Cũng đánh giá cao về thị trường Đức, Giám đốc Công ty Protrade Corporation (chuyên sản xuất hàng may mặc xuất khẩu sang các nước, trong đó có Đức) Lê Hồng Phoa cho rằng, Đức là thị trường tiềm năng cho hàng dệt may Việt Nam. Vì dân số Đức đông và thu nhập đầu người rất cao. Theo ông Phoa, trước đây, Việt Nam là nước có thị phần xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất vào Đức. Riêng Protrade Corporation cách đây 2 năm khi EU chưa bãi bỏ hạn ngạch dệt may, công ty chỉ làm với một khách hàng của Đức mà xuất được 15 triệu USD. Nhưng từ khi EU bãi bỏ quota dệt may, doanh nghiệp Việt Nam đã không vượt qua nổi Trung Quốc, do giá thành cạnh tranh. Vì thế trong hai năm qua Protrade Corporation cũng phải bõ lỡ nhiều cơ hội trên thị trường này. Tuy nhiên, người tiêu dùng Đức vẫn thích dùng hàng của Việt Nam do chất lượng và kỹ thuật được đảm bảo. "Tôi thấy Đức có rất nhiều triển vọng đối với ngành hàng may mặc nên bỏ qua một thời gian khá dài cũng là một thiệt thòi lớn. Nhưng hiện tại tôi đã có kế hoạch và dự định tiếp tục trở lại với thị trường quan trọng này", ông Phoa nói.

Còn bà Trịnh Văn Hoa, Quản lý thu mua cấp cao hàng phi thực phẩm của hệ thống Metro Cash & Carry (Đức) cho biết, hệ thống Merto ở Đức có sức hút hàng dệt may rất lớn. Từ năm 2004 trở về trước, khi EU còn áp dụng hạn ngạch nhập khẩu, thị phần hàng dệt may Việt Nam tại Đức đạt khoảng 30%, trong khi Trung Quốc chỉ bằng một nửa. Trong hệ thống siêu thị Metro tại Đức, hàng dệt may của Việt Nam cũng chiếm thị phần rất lớn. Doanh số bán cũng luôn cao hơn so với các nước trong khu vực. Nhưng kể từ ngày 1/1 năm nay khi EU chính thức gỡ bỏ hàng rào hạn ngạch thì Việt Nam lại gặp nhiều khó khăn.

Luật sư Trương Trọng Nghĩa, Phó giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại TP HCM (ITPC) cho biết, nếu doanh nghiệp muốn đưa hàng vào Đức buộc phải tuân thủ hai loại quy chuẩn đó là của EU và Đức. Tuy nhiên, so với luật chung của EU thì luật của thị trường Đức nghiêm ngặt hơn. Vì thế, doanh nghiệp cần chú trọng cũng như làm tốt 3 tiêu chuẩn: chất lượng, vệ sinh sản phẩm và trách nhiệm xã hội thì sẽ đạt được hiệu quả cao. Ngoài ra, khi sử dụng nguyên phụ liệu dệt may doanh nghiệp nên tránh các chất dễ gây cháy như PPF hoặc nguyên liệu có tính chất tẩy trùng... "Vì một khi xuất khẩu hàng vào Đức mà không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, hải quan của nước này sẽ tiêu hủy. Nhưng chi phí của việc tiêu hủy này là do phía doanh nghiệp nhập khẩu chi trả", ông Nghĩa nói


Việt Báo

xem Các tin khác
» THÔNG BÁO MỜI THẦU VỀ VIỆC TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ - DỰ TOÁN DỰ ÁN NHÀ THU NHẬP THẤP CHO CÔNG NHÂN CÔNG TY CP MAY XK PHAN THIẾT(04/09/2014)
» Vinatex đánh giá tình hình thị trường cuối năm 2012 và dự báo thị trường năm 2013(20/11/2012)
» Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục ân hạn thuế 275 ngày nhưng có điều kiện(17/11/2012)
» Bảng cáo bạch của công ty cổ phần may xuất khẩu Phan Thiết(08/03/2010)
» Xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Nhật Bản(06/02/2010)
» Các doanh nghiệp VN nỗ lực vượt khó khăn(06/02/2010)
» Giá hàng may mặc xuất khẩu sang EU tăng mạnh(05/02/2010)
.:: CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT KHẨU MAY PHAN THIẾT ::.
CÔNG TY CỔ PHẦN MAY XUẤT KHẨU PHAN THIẾT
Địa chỉ: 282 Nguyễn Hội – Tp.Phan Thiết – Bình Thuận
Điện thoại: 062.3821947 - Email: ptgarment@phanthietgarment.com.vn
Website: www.phanthietgarment.com.vn
Thiết kế bởi TÍNH THÀNH